Các Loại Chất Chống Thấm Đá Tự Nhiên Hiện Nay

1. Chất Chống Thấm Gốc Nước

Chất chống thấm gốc nước là một trong những lựa chọn phổ biến nhất hiện nay nhờ tính thân thiện với môi trường và dễ sử dụng. Trước đây, chất chống thấm gốc nước thường được sử dụng cho các bề mặt đá tự nhiên ở khu vực nội thất, nơi ít tiếp xúc với nước và thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên hiện nay, công nghệ chất chống thấm đá tự nhiên gốc nước đã có những cải tiến vượt bật, có thể sử dụng chống thấm trong nhà và ngoài trời rất an toàn và chất lượng đảm bảo toàn diện, bảo vệ bề mặt đá tự nhiên trước các tác động của môi trường mà không làm thay đổi màu sắc hay độ bóng của đá.

Đặc điểm:

  • Thân thiện hoàn toàn với môi trường: Không chứa hóa chất độc hại, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
  • Dễ thi công: Do tính chất của dung môi gốc nước, sản phẩm này có thể dễ dàng thi công bằng cách quét, lăn hoặc phun trực tiếp lên bề mặt và 4 cạnh của đá tự nhiên (giống như nhúng cả tấm đá).
  • Khả năng thấm sâu: do bản chất của nước nên chất chống thấm đá tự nhiên gốc nước có thể thâm nhập sâu vào các lỗ rỗng của đá tự nhiên, tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc từ bên trong.
  • Thời gian khô nhanh: Chất chống thấm gốc nước khô nhanh, giúp tiết kiệm thời gian thi công và sớm đưa đá tự nhiên vào  sử dụng.
  • Bảo vệ lâu dài: So với chất chống thấm đá tự nhiên gốc khác, chất chống thấm gốc nước có khả năng bảo vệ đá lâu dài hơn, đặc biệt là trong các môi trường khắc nghiệt như mưa, nắng hay sự biến đổi nhiệt độ.
  • Có khả năng kháng tia UV: Ngoài việc ngăn ngừa sự xâm nhập của nước, sản phẩm gốc nước còn giúp chống lại sự tác động của tia UV, bảo vệ màu sắc và bề mặt đá tự nhiên hạn chế bị phai màu theo thời gian.

Hiệu quả:

Chất chống thấm gốc nước thích hợp cho tất cả các loại đá tự nhiên, như đá granite (hoa cương), đá marble (cẩm thạch), đá limestone, đá sandstone, đá muối, đá bazan, đá tổ ong, đá slate…. Khả năng chống thấm của nó mạnh mẽ và toàn diện cho tất cả các loại đá tự nhiên.

Chất chống thấm đá tự nhiên

Chọn đúng chống thấm cho đá tự nhiên rất quan trọng cho công trình xây dựng

2. Chất Chống Thấm Silicone

Chất chống thấm silicone là một dòng sản phẩm được thiết kế tạo ra một lớp màng vô hình trên bề mặt đá, giúp ngăn chặn nước và các chất bẩn thâm nhập. Nhưng ưu thế mạnh nhất của chất chống thấm silicone là chống thấm cho các loại gạch đất nung.

Đặc điểm:

  • Không thay đổi màu sắc: Sản phẩm không làm thay đổi độ bóng hoặc màu sắc tự nhiên của đá, giúp giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.
  • Khả năng chống thấm mạnh mẽ: Chất chống thấm silicone có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước và các chất lỏng khác một cách hiệu quả.
  • Dễ dàng lau chùi: Bề mặt đá sau khi được xử lý với chất chống thấm silicone trở nên ít bám bụi bẩn và dễ dàng lau chùi hơn.

Hiệu quả:

Loại chất chống thấm đá tự nhiên này thường được sử dụng cho các loại đá như đá muối hoặc đá sandstone, đặc biệt là chống thấm cho các loại gạch đất nung.

 

3. Chất Chống Thấm Gốc Dầu

Chất chống thấm gốc dầu là loại sản phẩm có mặt vào thập niên 90 và 2000, sản phẩm này có độ thẩm thấu nhanh vào đá do bản chất của chất dầu, tuy nhiên lại có nhược điểm bay hơi nhanh khi trời nóng, và đặc biệt gây ra ảnh hưởng với da và hơi thở người khi tiếp xúc với đá được chống thấm bằng gốc dầu, và tác hại rất nhiều cho môi trường và nguồn nước khi tiếp xúc. Đó cũng chính là lý do mà chất chống thấm đá tự nhiên gốc dầu đã được khuyến cáo không sử dụng, và đã bị cấm cho các công trình nhà ở hơn 15 năm nay.

Đặc điểm:

  • Khả năng thấm nhanh: Chất chống thấm gốc dầu có thể thâm nhập nhanh vào đá, nhưng lại rất dễ bị loang ra trên bề mặt đá, khả năng phù hợp với đá nhân tạo.
  • Bảo vệ nhất thời: So với chất chống thấm gốc nước hoặc silicone, chất gốc dầu có khả năng bảo vệ đá tức thời, nhưng trong các môi trường khắc nghiệt như mưa, nắng hay sự biến đổi nhiệt độ liên tục thì gốc dầu lại nhanh bay hơi và phân tỏa chất dầu ra môi trường xung quanh.
  • Khả năng kháng tia UV thấp: Do gốc đầu có tính chất bay hơi nhanh, nên bề mặt đá tự nhiên dễ thay đổi màu sắc khi có tác động thường xuyên của nước, nắng và độ ẩm thay đổi.

Hiệu quả:

Chất chống thấm gốc dầu phù hợp với các loại đá tự nhiên như đá cuội hoặc đá vôi hay đá sân vườn. Loại chất này thường là lựa chọn cho các công trình ngoại thất nơi ít tiếp xúc với con người.

 

4. Chất Chống Thấm Gốc Acrylic phối trộn

Chất chống thấm gốc acrylic thường được phối trộn cùng hợp chất gốc nước để sử dụng cho các bề mặt đá tự nhiên ngoài trời như sân vườn, đường đi, và các công trình ngoại thất. Acrylic tạo ra một lớp màng bảo vệ mỏng trên bề mặt đá, giúp ngăn chặn sự thấm nước và bụi bẩn. Loại chất này cũng có khả năng chống lại các vết bẩn từ dầu mỡ và các chất hóa học.

  • Ưu điểm: Chất chống thấm gốc acrylic có khả năng tạo độ bóng cho bề mặt đá, giúp đá trở nên sáng đẹp và thu hút hơn. Nó cũng dễ dàng áp dụng và không yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
  • Nhược điểm: Lớp bảo vệ từ acrylic không bền vững lâu dài, thường yêu cầu tái áp dụng sau một thời gian.
  • Cách sử dụng: Chất chống thấm đá tự nhiên gốc acrylic thường được lăn hoặc phun lên bề mặt đá sau khi đã làm sạch kỹ càng.

 

5. Chất Chống Thấm Gốc Epoxy

Epoxy là một loại chất chống thấm tạo màng cho đá tự nhiên, thường được sử dụng cho các công trình đá có yêu cầu chống thấm cao như bếp, nhà tắm, hay các khu vực chịu nhiều ẩm ướt. Epoxy tạo ra một lớp màng bảo vệ kín, ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của nước và hóa chất.

  • Ưu điểm: Chất chống thấm epoxy có độ bền cao, khả năng chống chịu mài mòn và hóa chất tốt. Nó phù hợp với các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và dầu mỡ.
  • Nhược điểm: Chất epoxy có thể làm thay đổi màu sắc tự nhiên của đá, đễ bóc dộp và khó sửa chữa nếu gặp sự cố.
  • Cách sử dụng: Chất epoxy thường yêu cầu kỹ thuật chuyên môn để thi công, do nó phải được trộn đúng tỷ lệ và áp dụng đều lên bề mặt đá.

Chất chống thấm đá tự nhiên

Đá tự nhiên luôn đòi hỏi cần chống thấm kỹ càng và đúng loại

6. Chất Chống Thấm Đá Granite Hi-Seal của Hãng chống thấm AQUASolutions

Trong số các loại sản phẩm chất chống thấm đá tự nhiên hiện nay, chất chống thấm đá Granite Hi-Seal của AQUASolutions là một trong những lựa chọn hàng đầu về chất lượng và hiệu quả. Sản phẩm này không chỉ mang lại khả năng bảo vệ vượt trội mà còn thân thiện với người dùng, dễ dàng thi công trên tất cả các loại đá tự nhiên khác nhau.

Ưu điểm:

  • Thấm sâu vào bề mặt đá: Granite Hi-Seal có khả năng thâm nhập sâu vào các lỗ rỗng của đá granite và các loại đá khác, tạo ra một lớp bảo vệ toàn diện từ bên trong.
  • Bảo vệ trước tác động của thời tiết: Chất chống thấm đá Granite Hi-Seal giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của nước, bụi bẩn, và chống lại các tác động từ tia UV, giúp duy trì độ bền và màu sắc của đá qua thời gian.
  • An toàn và thân thiện: Sản phẩm được thiết kế theo công nghệ tiên tiến, không gây hại cho môi trường và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Cách sử dụng:

Chất chống thấm đá Granite Hi-Seal có thể dễ dàng được thi công bằng cách lăn hoặc phun trực tiếp lên bề mặt đá đã được làm sạch. Sau khi thi công, nên để sản phẩm khô hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu.

 

Việc lựa chọn đúng loại chất chống thấm đá tự nhiên không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn duy trì tính thẩm mỹ và độ bền của đá tự nhiên qua thời gian. Tùy thuộc vào loại đá tự nhiên và điều kiện sử dụng, bạn có thể chọn chất chống thấm gốc nước, gốc silicone, hoặc các gốc khác. Đặc biệt, chất chống thấm đá Granite Hi-Seal của AQUASolutions là một lựa chọn tối ưu cho các công trình sử dụng đá tự nhiên tại Việt Nam, mang lại hiệu quả chống thấm cao và bảo vệ bền vững, và AQUASolutions cũng là một thương hiệu chống thấm đá tự nhiên uy tín nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam.

 

Nên xem thêm:

>>> Tại Sao Cần Sử Dụng Chống Thấm Đá Tự Nhiên? <<<

>>> Xem thêm chi tiết các sản phẩm Chống thấm <<<

Hãy ghi rõ nguồn cung cấp khi sử dụng bài viết:

Bill Tran - Chuyên gia Tư vấn chống thấm

Chống thấm AQUASolutions

 

>>>>> * <<<<<

Gọi ngay - 0979 750076
Để được Tư vấn chống thấm kỹ càng cho công trình

Chống thấm AQUASolutions

Email: aquasolutions@nsb-groups.com

Prev

Tại Sao Cần Sử Dụng Chống Thấm Đá Tự Nhiên?

Next

Cách Lựa Chọn Chống Thấm Đá Tự Nhiên Phù Hợp Với Từng Loại Đá